Trang chủ

Thể dục thẩm mỹ

Thời trang

Thương hiệu DN

Tôn lợp

Vật liệu XD

Bao bì

Phong thủy

Tin tổng hợp

Liên hệ

Đăng tin

Tin Mới
Thursday, 25/04/2024 |

Ký hiệu

5.0/5 (1 votes)

Trong mỗi lĩnh vực đều có những ký hiệu khác nhau, các ký hiệu này có nhiệm vụ là truyền tải thông điệp, ý nghĩa một cách nhanh chóng, dễ dàng, ngắn gọn và đơn giản hơn. 

Ký hiệu là gì?

Vậy ký hiệu là gì? Ký hiệu tiền tệ thế giới như thế nào? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Ký hiệu là gì?

Theo từ điển Tiếng Việt thì ký hiệu là một sự vật mang ba đặc điểm: chỉ ra hay biểu thị một cái gì đó; mang một nghĩa bên trong; có khả năng tạo ra một tác động về mặt nhận thức đối với người tiếp nhận nó. Ký hiệu có thể là do tự nhiên hoặc do quy ước, được coi như thay cho một thực tế phức tạp hơn.

1.2 Ký hiệu tiền tệ là gì?

Ký hiệu tiền tệ là biểu tượng cho tên của các loại đồng tiền. Các ký hiệu này dùng để viết nhanh khi sử dụng tiền tệ. Hiện nay các loại tiền tệ đều có những ký hiệu riêng của nó.

Biểu tượng tiền tệ sẽ lấy ký tự đầu tiên của tên loại tiền tệ đó. Các ký hiệu này sẽ được thay đổi về mặt hình thức khi được sử dụng. Thường sẽ được thiết kế theo hình thức nối dính các ký hiệu hoặc một số ký hiệu đơn vị tiền tệ các nước còn sử dụng hình thức cho thêm nét gạch ngang hoặc dùng sổ dọc.

2.2 Các Ký hiệu tiền tệ thế giới

Dưới đây là ký hiệu tiền tệ của một số nước trên thế giới:

a) Ký hiệu Euro

Ký hiệu đồng Euro có ký hiệu là €. Đồng Euro còn gọi là Âu kim hay Đồng tiền chung châu Âu. Có mã là EUR là đơn vị tiền tệ của Liên mih Tiền tệ châu Âu, là tiền tệ chính thức trong 18 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu cùng 6 nước và lãnh thổ không thuộc Liên minh châu Âu.

Có 2 loại tiền € đó là tiền giấy và tiền kim loại.

Tiền giấy Euro giống nhau hoàn toàn trong tất cả các quốc gia. Tiền giấy Euro có mệnh giá 5 Euro, 10 Euro, 50 Euro, 100 Euro, 200 Euro và 500 Euro.

Các đồng tiền kim loại euro cùng một mệnh giá giống nhau ở mặt trước, nhưng có trang trí khác nhau ở mặt sau, đặc trưng cho từng quốc gia phát hành.

b) Ký hiệu đồng Đô la Mỹ

Ký hiệu đồng Đô la Mỹ là $. Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim (viết tắt là USD) còn được gọi ngắn là "đô la" hay "đô", là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ.

Đôla Mỹ là đồng tiền dự trữ và phương tiện thanh toán chính của thế giới. Tức là nó hiện diện trong hầu hết hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu.

c) Ký hiệu Bảng Anh

Bảng Anh có ký hiệu là £. Nó có mã là GBP - đây là đơn vị tiền tệ chính thức của vương quốc Anh và những nước của các lãnh thổ hải ngoại, thuộc địa. Một đồng bảng anh bao gồm 100 xu.

Đồng bảng Anh là đồng tiền lâu đời nhất còn được sử dụng sau khi một số quốc gia thuộc khối EU chuyển sang dùng đồng Euro (€). Nó là đồng tiền được lưu trữ trong các quỹ dự trữ ngoại tệ toàn cầu, mức phổ biến chỉ sau đồng đô la Mỹ và đồng Euro. Đồng bảng đứng thứ tư về khối lượng giao dịch ngoại tệ toàn cầu sau đồng đô la Mỹ, đồng Euro và đồng Yên Nhật. 

d) Ký hiệu Nhân Dân Tệ

Ký hiệu đồng nhân dân tệ là ¥. Nhân dân tệ là tên gọi chính thức của đơn vị tiền tệ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trên mặt tờ tiền là chân dung chủ tịch Mao Trạch Đông. Tiền tệ Trung Quốc được lưu thông tại Trung Quốc đại lục ( không bao gồm Đài Loan và HongKong, Macau).

Tuy nhiên lại có rất nhiều người lầm tưởng ¥ là đơn vị tiền tệ Yen của Nhật Bản. Do đó, họ đã đổi lại ký hiệu riêng là China Yuan hay còn được viết tắt là CNY.

Năm 2016, Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ chính thức cùng đồng USD, đồng Euro, đồng Yên Nhật, bảng Anh trở thành 5 đồng tiền dự trữ thế giới

e) Ký hiệu Đồng Yên Nhật

Ký hiệu Yên Nhật là ¥ và có mã là JPY. Yên là tên gọi của đơn vị tiền tệ nước Nhật Bản. Đây là loại tiền được giao dịch nhiều thứ ba trên thị trường ngoại hối sau đồng đô la Mỹ và đồng euro. Nó cũng được sử dụng rộng rãi như một loại tiền tệ dự trữ sau đồng đô la Mỹ, đồng euro và bảng Anh.

f) Ký hiệu tiền tệ các nước khác

Quốc gia hay Vùng lãnh thổ Tiền tệ Ký hiệu
Afghanistan Afghani ؋
Akrotiri và Dhekelia Euro
Albania Lek Albania L
Algérie Dinar Algérie د.ج
Andorra Euro
Angola Kwanza Angola Kz
Anguilla Dollar Đông Caribbea $
Antigua and Barbuda Dollar Đông Caribbea $
Argentina Peso Argentina $
Armenia Dram Armenia ֏
Aruba Florin Aruba ƒ
Quần đảo Ascension Bảng Ascension[A] £
Bảng Saint Helena £

2. Nhãn hiệu là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”.

Tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa nhãn hiệu như sau: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Mặc dù có những điểm khác nhau trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia nhưng điểm giống nhau cơ bản là nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau. 


3.1 Các quy định về đăng ký nhãn hiệu

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Khi đăng ký nhãn hiệu các tổ chức/cá nhân phải đáp ứng các quy định sau:

  • Nhãn hiệu phải có đường nét, họa tiết rõ ràng;
  • Kích cỡ tối đa của nhãn hiệu là 8 x 8 cm;
  • Nhãn hiệu có thể được in mầu hoặc in đen trắng;
  • Một nhãn hiệu có thể được kết hợp ba yếu tố chính: Phần hình, phần chữ và câu slogan;
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác

Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

3.2  Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải kèm theo quy chế sử dụng.
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  •  Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

+ Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

+ Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

3.2 Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ

Chủ đơn hoặc đại diện soạn thảo hồ sơ như đã hướng dẫn

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sao khi soạn thảo hồ sơ xong thì nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Đơn cũng có thể được gửi qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký, chuyên viên sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét đơn đăng ký có tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn (ngôn ngữ, thông tin chủ đơn/đại diện sở hữu trí tuệ, chữ ký…), có thể xảy ra hai trường hợp như sau:

  • Đơn hợp lệ sẽ được tiếp tục xem xét, thẩm định nội dung đơn;
  • Đơn không hợp lệ: Cục sở hữu trí tuệ sẽ gửi công văn dự định từ chối đơn.

Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu là 01 tháng.

Bước 4: Công bố đơn

Trường hợp được ra thông báo đơn hợp lệ, trong thời gian 02 tháng kể từ ngày có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp sẽ được đăng công báo trên trang thông tin của Cục sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung đơn là 09 tháng kể từ ngày đơn đăng ký được đăng công báo lên cổng thông tin của Cục sở hữu trí tuệ.

Cục sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra khả năng phân biệt của nhãn hiệu đó dựa trên 2 yếu tố: nhãn hiệu không có yếu tố vi phạm quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục; và không trùng hoặc tương tự với những nhãn hiệu đã được nộp đơn đăng ký/bảo hộ trước đó. Kết quả thẩm định nội dung đơn có thể xảy ra 02 trường hợp:

+ Nhãn hiệu đủ điều kiện được cấp văn bằng, Cục sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo cấp văn bằng bảo hộ, và trong khoảng thời gian 01 tuần, chủ đơn đăng ký sẽ nhận được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chính thức xác lập quyền sử dụng độc quyền đối với nhãn hiệu đó;

+ Nhãn hiệu không đủ điều kiện cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn sẽ nhận được quyết định dự định từ chối cấp văn bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối. Trong thời hạn 01 tháng, nếu có ý kiến phản đối quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, chủ đơn có thể gửi công văn trả lời đến Cục Sở hữu trí tuệ.

3.4  So sánh nhãn hiệu và ký hiệu

Nhãn hiệu và ký hiệu là 2 thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong cuộc sống. Tuy nhiên đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. 

Có thể hiểu đơn giản nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất. Còn ký hiệu chỉ là một sự vật dùng để truyền tải những sự việc một cách đơn giản, ngắn gọn hơn.

>> Các bạn xem thêm từ vietinbank viết tắt là gì?

Tác giả: khoatrinh