Trang chủ

Thể dục thẩm mỹ

Thời trang

Thương hiệu DN

Tôn lợp

Vật liệu XD

Bao bì

Phong thủy

Tin tổng hợp

Liên hệ

Đăng tin

Tin Mới
Monday, 09/09/2024 |

Thương hiệu là gì? Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

4.5/5 (2 votes)

Thương hiệu là tài sản quý nhất của mỗi công ty. Ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm, mỗi công ty còn tập trung xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thật nhất quán, đồng bộ để tạo thiện cảm và ấn tượng với khách hàng.

Thương hiệu doanh nghiệp

Vậy thương hiệu là gì mà nó được mệnh danh là tài sản của doanh nghiệp? Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp như thế nào? Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp mới bắt đầu? Cùng Kết Nối Thương Hiệu tìm hiểu chi tiết bài viết này nhé.   

1. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu có lẽ là cụm từ được nhiều người quan tâm và nhắc đến trong thời đại canh tranh như hiện nay. Vậy thương hiệu là gì?


Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ thì thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa / dịch vụ của những người bán khác nhau. Thương hiệu hay còn được gọi là Brand.

Hay có thể hiểu đơn giản là: Thương hiệu là cái hiệu được thương. Nghĩa là thông qua thương hiệu khách hàng, người tiêu dùng biết đến công ty, biết đến sản phẩm, biết đến sứ mệnh, biết đến văn hóa doanh nghiệp… và tin tưởng, lựa chọn sử dụng và yêu thương. 

Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu được nhiều người biết đến. Một thương hiệu mạnh sẽ được khách hàng nhớ đến ngay lập tức khi có nhu cầu cần.

1.1 Một số khái niệm liên quan đến thương hiệu

Sau đây chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số khái niệm liên quan đến thương hiệu để có cái nhìn tổng quát hơn nhé.

a) Brand name là gì?

Brand name là tên thương hiệu. Đó là một từ hay một cụm từ mà công ty hay doanh nghiệp lựa chọn để đặt tên cho thương hiệu của mình. Những tên thương hiệu khá nổi tiếng và trở nên quen thuộc như: Apple, McDonald’s, Starbuck, …Tên thương hiệu cũng có thể là tên doanh nghiệp của bạn.

b) Logo thương hiệu là gì?

Logo thương hiệu là một hình ảnh thiết kế đại diện cho doanh nghiệp hoặc sản phẩm, ngành nghề kinh doanh, logo là hình ảnh   giúp khách hàng có thể nhớ và phân biệt được bạn với các đối thủ khác. Ví dụ như Logo Omo là hình ảnh vết bẩn và chũ Omo, Logo Apple là hình quả táo cắn dở.

c) Tagline là gì?

Tagline được hiệu là cụm từ hoặc câu có ý nghĩa dùng để mô tả về thương hiệu, về doanh nghiệp hoặc sản phẩm công ty. Đặc điểm cụm từ này thường đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ và có ý nghĩa đặc biệt.

Ví dụ khi nhắc tới những câu tagline thương nhớ dưới đây chắc chắn bạn sẽ nhớ tới thương hiệu đó ngay lập tức:

  • “Hãy nói theo cách của bạn” – thương hiệu Viettel
  • “Mọi lúc mọi nơi” – thương hiệu Mobifone

d) Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo dựng niềm tin và nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp thông qua những hoạt động, chiến dịch marketing cụ thể, từ đó chiếm lợi thế trên mặt trận truyền thông và được khách hàng biết – tin – yêu – sử dụng sản phẩm.

Có rất nhiều cách xây dựng hình ảnh cho thương hiệu cá nhân thông qua các hoạt động truyền thông như là: 

  • Xây dựng website, cung cấp giá trị, mang đến trải nghiệm cho khách hàng.
  • Tối ưu hóa website bằng SEO & Content Marketing
  • Social Media Marketing 
  • Email Marketing

1.2 Tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Thương hiệu được xem là một trong những tài sản quý giá nhất của công ty. Nó đại diện cho bộ mặt doanh nghiệp thông qua logo, tên thương hiệu, đây là 2 dấu hiệu dễ nhận biết và phân biệt nhất so với các đối thủ khác. 

Một thương hiệu lớn mạnh sẽ giúp khách hàng hoàn toàn an tâm và tin tưởng hơn khi sử dụng dịch vụ, từ đó sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngày nay, thương hiệu còn là giá trị tiền tệ trên thị trường chứng khoán (nếu được niêm yết trên sàn). Thương hiệu càng uy tín, thì giá trị tiền tệ càng cao, khách hàng càng tin tưởng.

Bởi thế, ngoài vô vàng những việc phải làm trong phát triển doanh nghiệp thì công ty không thể bỏ qua việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt quan trọng hơn hết là phải duy trì sự nhất quán, đồng bộ và toàn vẹn của thương hiệu.

1.3 Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Thương hiệu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp hiện nay trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ nhận được những lợi ích to lớn sau đây:

a) Nhận diện với khách hàng, đối thủ

Thương hiệu là công cụ chức năng để nhận diện và phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Điều này có lợi cực lớn cho cả doanh nghiệp và khách hàng

  • Cụ thể, doanh nghiệp không cần phải tiếp cận trực tiếp khách hàng mà có thể thông qua phương tiện truyền thông và thương hiệu để tạo dựng niềm tin, mở rộng thị trường và tệp đối tượng khách hàng tiềm năng từ đó phát triển kế hoạch kinh doanh.
  • Đối với khách hàng sẽ tạo nên sự an tâm bởi sự uy tín và chất lượng của thương hiệu sẽ mang đến sự hài lòng và những giá trị nhận được đúng với nhu cầu.

b) Chiếm lợi thế trên thị trường

Một thương hiệu tốt, mạnh không chỉ định hình phong cách, hình ảnh của doanh nghiệp mà còn tạo uy tín cho sản phẩm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chiếm lợi thế trên thị trường, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, tăng lợi nhuận và tính cạnh tranh.

c) Mở rộng thị trường, thu hút khách hàng tiềm năng

Niềm tin đủ lớn vào một thương hiệu uy tín, chắc chắc doanh nghiệp sẽ củng cố lòng tin của khách hàng với sản phẩm từ đó doanh nghiệp sẽ có càng nhiều khách hàng trung thành hơn. Đồng thời, thương hiệu sẽ thu hút khách hàng tiềm năng, giúp cho việc mở rộng thị trường hơn.

d) Xây dựng vị thế trên thị trường

Thứ ba, xây dựng thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp có thế đứng, vị trí vững chắc trong các cuộc cạnh tranh của thị trường về giá, vốn đầu tư và cả thu hút nhân tài về với mình. Bởi lẽ sẽ có rất ít các nhà đầu tư dám liều lĩnh và mạo hiểm khi đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có thương hiệu, chưa có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường.

e) Thương hiệu là tài sản quốc gia

Trong thời buổi hội nhập thị trường quốc tế, thương hiệu hàng hóa cũng gắn với hình ảnh quốc gia. Một quốc gia có nhiều thương hiệu nổi tiếng, thì vị thế quốc gia càng được khẳng định, khả năng cạnh tranh nền kinh tế càng lớn. 

Ví dụ khi nói đến Toyota, Toshiba ai cũng biết đó là sản phẩm nổi tiếng của Nhật. Hay nói đến Apple, Starbuck ai cũng biết sản phẩm đến từ Hoa Kỳ.

2. Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu doanh nghiệp mới

Việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp là cả một quá trình và kế hoạch nhất quán, nhất là đối với thương hiệu của một doanh nghiệp mới thì lại càng tốn nhiều công sức, tâm huyết và thời gian hơn. 

Nếu doanh nghiệp của bạn mới thành lập bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm xây dựng thương hiệu dưới đây:


2.1 Xác định khách hàng mục tiêu

Mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có những nhóm đối tượng khác nhau, việc của doanh nghiệp trước tiên cần xác định được tệp khách hàng mục tiêu. Tệp khách hàng mục tiêu càng cụ thể sẽ giúp bạn tiếp cận càng nhanh chóng và tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Hơn thế, xây dựng thương hiệu cũng tốn không ít chi phí, tiền của và công sức, bởi thế việc cố gắn thu hút tất cả mọi người sẽ càng làm bạn hao hụt thêm ngân sách. Vì thế, hãy chọn đúng đối tượng khách hàng tiềm năng là một lựa chọn thông minh.

Bạn có thể đặt những câu hỏi sau để xác định được chân dung khách hàng của bạn là ai:

  • Khách hàng của bạn là gì?
  • Đối tượng là nam hay nữ? 
  • Độ tuổi bao nhiêu?
  • Họ đang làm công việc gì? 
  • Họ có mức thu nhập bao nhiêu?
  • Họ thường có thói quen và sở thích gì?
  • Họ đang gặp những vấn đề gì?

2.2 Phân tích đối thủ của bạn (cùng ngành, khác ngành cùng tệp khách hàng)

Thương hiệu mạnh sẽ giúp bạn chiếm mặt trận trên truyền thông, tạo nên những lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ. Vì thế bạn cần nghiên cứu những đối thủ của bạn một cách chi tiết. Hiểu mình, hiểu đổi thủ thì bạn càng có nhiều cơ hội hơn.

Khi xác định đối thủ của mình là ai, bạn có thể bắt tay vào công cuộc tìm kiếm những thông tin từ các kênh truyền thông của họ và từ đó nghiên cứu cách họ làm thương hiệu như thế nào. Bạn có thể tìm hiểu những khía cạnh sau đây:

  • Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ như thế nào?
  • Giá cả như thế nào? Các kênh phân phối nào họ đang triển khai?
  • Tại sao khách hàng mua hàng của họ? Chương trình kích cầu của họ là gì?
  • Họ sử dụng nhận diện thương hiệu màu sắc gì? hình ảnh gì? để thu hút khách hàng
  • Họ chăm sóc khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng biết đến họ, yêu thích họ qua điều gì?
  • Thông điệp truyền thông của họ là gì?
  • Giá trị doanh nghiệp muốn hướng tới là gì?
  • ....

Từ đó bạn xác định được giá trị của doanh nghiệp mình và biết nên định vị thương hiệu của mình như thế nào để tạo ấn tượng và thu hút khách hàng.

2.3 Chọn tên thương hiệu, hình ảnh đại diện

Một doanh nghiệp mới toanh sẽ cần xác định được hình ảnh thương hiệu, tên và logo để khách hàng có thể nhớ và biết đến. Vì thế việc tiếp theo bạn cần đặt tên và xác định hình ảnh đại diện cho thương hiệu doanh nghiệp. Lưu ý, tên và hình ảnh đại diện phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

  • Tên miền website sẽ là tên miền thương hiệu vì thế bạn không thể đăng ký tên miền khi không có sẵn. Nên đăng ký tên miền càng sớm càng tốt.
  • Thương hiệu không trùng lặp, và được đăng ký bảo hộ pháp lý thành công để tránh đạo nhái về sau.
  • Thương hiệu gắn với tên ý nghĩa, dễ nhớ, dễ đọc.
  • Liên quan tới sản phẩm, ngành hàng sẽ càng tốt. Ví dụ như nhắc đến Vinamilk là bạn sẽ nhớ ngay đến sữa.
  • Phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu.
  • Có sự khác biệt, mang lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

2.4 Đăng ký tên thương hiệu trên các kênh truyền thông

Mọi kênh truyền thông từ website, social bạn phải xem xét và đăng ký phù hợp với tên thương hiệu đã chọn trước đó. Sẽ như thế nào nếu những kênh truyền thông này bị đối thủ của bạn hoặc người khác "xí" chỗ trước. Vì thế hãy cân nhắc và đăng ký trước nhé.

2.5 Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi cho thương hiệu

Thương hiệu sẽ được xây dựng từ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi, niềm tin trong tổ chức, văn hóa của doanh nghiệp, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp từ tạo nên những giá trị cốt lõi cho thương hiệu, sản phẩm.

2.6 Xây dựng tính cách thương hiệu

Con người luôn có những tính cách riêng, thương hiệu cũng giống nhu con người, thương hiệu sẽ mang những tính cách, đặc điểm để mọi người nhận biết. Tính cách thương hiệu có thể được hiểu là đặc điểm nổi bật nhất của thương hiệu được mọi người nhận được, nhắc đến như: chân thành, thẳng thắn, đáng tin cậy….

Ví dụ như khi nhắc đến di động, bạn sẽ nghĩ ngay đến một cửa hàng dễ tìm sản phẩm, dễ chọn mua, sẵn sàng phục vụ khách hàng, sản phẩm chính hãng...

Một tips cho doanh nghiệp khi xây dựng tính cách cho thương hiệu là có thể dựa vào tính cách của nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, nhóm khách hàng nào sẽ có tính cách tương ứng.

2.7 Truyền tải những câu chuyện về thương hiệu

Một khái niệm phổ biến nhất mà bạn thường nghe là Brand Story - Câu chuyện thương hiệu. Đây là một nghệ thuật truyền tải đến khách hàng, đặc biệt ngày ngay ai cũng thích được nghe kể chuyện. 

Doanh nghiệp hãy kể những câu chuyện làm nên thương hiệu của bạn, có thể là quá trình phát triển doanh nghiệp, giá trị mà doanh nghiệp hướng tới, những gì doanh nghiệp đang xây dựng, câu chuyện của người thành lập doanh nghiệp, những kế hoạch, giá trị khách hàng sẽ nhận được là gì?

Thông qua những câu chuyện đó hãy truyền đi những thông điệp ý nghĩa mà thương hiệu đang muốn xây dựng, từ đó sẽ chiếm được thiện cảm của khách hàng nhiều hơn.

Lưu ý, câu chuyện thương hiệu phải thực tế, ngắn gọn, gần gũi và truyền cảm hứng, chạm đến người nghe, khách hàng.

2.8 Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: logo, hình ảnh thương hiệu, tên thương hiệu, font chữ, name card, brochure…. Phải được thiết kế và xây dựng ngay từ đầu.

Đừng nghĩ rằng bộ nhận diện thương hiệu chỉ dành cho những doanh nghiệp lớn, tầm cỡ. Đó là một suy nghĩ sai lầm, bởi sự nhất quán, đồng bộ trong nhận diện thương hiệu là cực kỳ quan trọng, vì thế từ những việc nhỏ nhất ngay từ đầu như website, hình ảnh, name card,…. Tất cả những gì liên quan đến nhận diện thương hiệu phải được xây dựng từ đầu.

2.9 Thực hiện đồng bộ và nhất quán 8 bước trên

Cuối cùng, việc xây dựng thương hiệu không phải ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình với kế hoạch cụ thể, sự nhất quán từ sản phẩm, doanh nghiệp cho đến truyền thông để đảm bảo định vị được thương hiệu trong lòng mỗi khách hàng.

2.10 Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việc xây dựng thương hiệu dành cho mọi kế hoạch kinh doanh, mọi doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ khác nhau, kể cả những cửa hàng nhỏ lẻ. Vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng thương hiệu như thế nào?


Với quy trình 8 bước xây dựng thương hiệu bên trên hoàn toàn có thể áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc của doanh nghiệp bây giờ là xác định mình đang ở giai đoạn nào, đã thực hiện những bước nào và tiếp theo cần làm gì.

Bên cạnh đó, để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:

  • Sản phẩm chưa hoàn thiện, không được vội vàng xây dựng thương hiệu. Bởi sản phẩm kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu, khách hàng mà còn tốn rất nhiều chi phí, tiền của và công sức của doanh nghiệp. Vì thế hãy tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm trước khi xây dựng thương hiệu.
  • Xây dựng thương hiệu phải có sự đồng bộ, nhất quán từ tất cả mọi việc, và xây dựng thương hiệu là một quá trình thực hiện đòi hỏi doanh nghiệp phải kiên trì, phải đầu tư.
  • Có ngân sách riêng cho việc xây dựng thương hiệu.

3. Công ty công nghệ quảng cáo Lan Anh

Lan Anh Adv cung cấp gói dịch vụ xây dựng thương hiêu như: dịch vụ seo website, quảng cáo google ads, thiết kế website chuẩn seo uy tín và chất lượng tại TPHCM. Hơn 10 năm hoạt động trong ngành dịch vụ SEO, Lananhadv là một agency hỗ trợ hàng ngàn khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, bất động sản, thú cưng, bao bì đóng gói, thời trang, may mặc, vật liệu xây dựng, hệ thống kênh rao vặt….

Đội ngũ nhân viên với nhiều năm trong nghề cùng những trải nghiệm thực tế chúng tôi tự hào là đơn vị thấu hiểu và hỗ trợ khách hàng đẩy nhanh tiến độ phát triển, mang lại hiệu quả trong kinh doanh với chi phí hợp lý nhất.

Với tất cả những trải nghiệm từ khách hàng ở những dự án thực tế, những kết quả thực tế, Lananhadv tự tin và cam kết hỗ trợ khách hàng với những kết quả thực tế từ số liệu SEO, tỉ lệ chuyển đổi và hiệu quả đơn hàng mang lại. 

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ SEO website chuyên nghiệp, uy tín tại tphcm thì còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay Lananhadv để được tư vấn, trải nghiệm dịch vụ.

3.1 Các gói dịch vụ cung cấp

Các gói dịch vụ nổi bật tại Lananhadv gồm có:

  • Dịch vụ seo tổng thể
  • Dịch vụ viết bài chuẩn seo
  • Dịch vụ thiết kế website chuẩn seo google
  • Dịch vụ Server: hosting, đăng ký tên mình, ssl...
  • Dịch vụ quảng cáo online

3.2 Cam kết, chính sách

Tự hào là đơn vị hỗ trợ khách hàng mang lại những hiệu quả trong kinh doanh, Lananhadv cam kết:

  • Cam kết đạt top page 1 liên tục trong trang công cụ tìm kiếm của Google.
  • Nâng cao thứ hạng thừ khóa theo danh sách từ khóa.
  • Nâng cao tỉ lệ chuyển đổi, mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
  • Không phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Hỗ trợ tư vấn khách hàng trong chiến lược marketing.

Hi vọng với bài viết về quảng cáo google của Lananhadv sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề trên hoặc đang tìm kiếm một công ty dịch vụ seo website tại tphcm thì đừng ngần ngại liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

>> Các bạn xem thêm tư vấn thành lập doanh nghiệp

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0977800810 hoặc 0938630616

Tác giả: An Gia Khang