Trang chủ

Thể dục thẩm mỹ

Tôn lợp

Du lịch Hải Đăng

Vật liệu XD

Phong thủy

Thương hiệu DN

Tin tổng hợp

Liên hệ

Đăng tin

Tin Mới
Friday, 06/12/2024 |

Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không? Kết nối thương hiệu Việt

5.0/5 (1 votes)
- 6

Hộ kinh doanh là mô hình doanh nghiệp nhỏ phù hợp với những đối tượng có nhu cầu khởi nghiệp với số vốn thấp. Câu hỏi nhiều người quan tâm nhất với mô hình này là: Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?

Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?

Nếu bạn có cùng quan tâm với câu hỏi trên và đang tìm kiếm câu trả lời thì cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết ở bài viết ngay dưới đây nhé.

1. Hộ kinh doanh là gì?

Để giải đáp được câu hỏi hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân hay không thì chúng ta cùng tìm hiểu về mô hình hộ kinh doanh để có cái nhìn tổng quát và hiểu rõ mô hình này nhé.


Hộ kinh doanh là mô hình do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

1.1 Đặc điểm của hộ kinh doanh

Mô hình hộ kinh doanh có những đặc điểm đặc biệt như sau:

  • Chủ thể của hộ kinh doanh là cá nhân hoặc hộ gia đình hoặc nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam.
  • Quy mô doanh nghiệp nhỏ, đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. 
  • Địa điểm đăng ký hộ kinh doanh có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. 
  • Hộ kinh doanh không được phép xuất nhập khẩu.
  • Hộ kinh doanh tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động kinh doanh của mình. Chủ hộ chịu trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ với nhà nước.
  • Số lượng lao động giới hạn từ 10 người trở xuống. Nếu trên 10 người thì phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Hộ kinh doanh không thể góp vốn nếu không phải là cá nhân hoặc thành viên thuộc hộ gia đình, trừ khi thành lập doanh nghiệp.
  • Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. 
  • Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

1.2 Ưu và nhược điểm của mô hình hộ kinh doanh

Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh thì phải tìm hiểu những ưu và nhược điểm sau của mô hình này nhé.

a) Ưu điểm mô hình hộ kinh doanh

  • Quy mô kinh doanh nhỏ, gọn, không tốn quá nhiều chi phí để đầu tư.
  • Vốn vận hành không cao, tự vận hành theo bản thân.
  • Chế độ sổ sách kế toán đơn giản.
  • Vấn đề thủ tục, pháp lý đơn giản, nhẹ nhàng, không quá phức tạp giúp chủ thể hoàn toàn an tâm kinh doanh.
  • Phù hợp với cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, các star-up mới thành lập với vốn ít…

b) Nhược điểm mô hình hộ kinh doanh

Tuy nhiên mô hình hộ kinh doanh cũng còn những mặt hạn chế nhất định như sau:

  • Không có tư cách pháp nhân.
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ.
  • Phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh…
  • Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Mỗi cá nhân, nhóm cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh.
  • Không xuất hóa đơn cho khách hàng hoặc hóa đơn trực tiếp chứ không phải hóa đơn VAT.
  • Số lượng lao động giới hạn, trên 10 thành viên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

2. Quy định về tư cách pháp nhân

Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu các quy định về tư cách pháp nhân một cách chi tiết ở các phần dưới đây nhé.


2.1 Tư cách pháp nhân là gì?

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Không phải doanh nghiệp nào cũng được công nhận tư cách pháp nhân. Một tổ chức được công nhận tư cách pháp nhân khi và chỉ khi đáp ứng được điều kiện trong Điều 74 – Bộ Luật Dân Sự 2015.

2.2 Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Điều 74 – Luật Dân Sự quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân Sư, luật khác có liên quan.
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, độc lập theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân Sự.
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
  • Nhân danh tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

2.3 Vậy hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân hay không?

Theo quy định của pháp luật thì tư cách pháp nhân là doanh nghiệp có tài sản độc lập, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và có thể độc lập tham gia các quan hệ pháp luật, nhưng hộ kinh doanh lại là đơn vị chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của chủ sở hữu, không tác bạch về tài sản, thậm chí chịu trách nhiệm vô hạn với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Vậy trên những cơ sở trên chúng ta có thể kết luận hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.

3. Phân biệt doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cùng là những loại hình kinh doanh phù hợp với những đơn vị khởi nghiệp, quy mô nhỏ, vốn thấp nhưng cả 2 loại hình này không phải hoàn toàn giống nhau. 

Nếu bạn chưa biết lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh thì Tân Thành Thịnh sẽ giúp bạn phân biệt và tìm hiểu rõ nhé.


2.1 Điểm giống nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Điểm giống nhau của 2 loại hình doanh nghiệp này là:

  • Mô hình nhỏ, phù hợp với những đơn vị khởi nghiệp, vốn thấp.
  • Đều không có tư cách pháp nhân.
  • Không có sự tách bạch giữa tài sản thành viên và doanh nghiệp.
  • Phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

2.2 Điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Sau đây là những đặc điểm khác nhau giữa 2 mô hình doanh nghiệp đặc biệt này, cùng tìm hiểu nhé.

a) Chủ sở hữu

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: do 1 cá nhân làm chủ, tự góp vốn và chịu toàn bộ quyền lợi, trách nghiệm của hoạt động doanh nghiệp.
  • Hộ kinh doanh: do cá nhân hoặc một nhóm, một hộ gia đình làm chủ cùng nhau chịu mọi trách nhiệm về hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.

b) Quy mô kinh doanh

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: không giới hạn quy mô, số người lao động.
  • Hộ kinh doanh: số lượng người lao động không quá 10 người.

c) Địa điểm kinh doanh

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: được mở nhiều địa điểm, chi nhánh.
  • Hộ kinh doanh: chỉ mở tại một địa điểm kinh doanh nhất định.

d) Pháp lý con dấu

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: có con dấu riêng.
  • Hộ kinh doanh: không có con dấu.

e) Quyết định trong doanh nghiệp

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi hoạt kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Hộ kinh doanh: cá nhân hoặc nhóm cá nhân, gia đình cùng tham gia quyết định trong hoạt động kinh doanh.

f) Cơ quan đăng ký thành lập

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: đăng ký ở Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
  • Hộ kinh doanh: đăng ký tại Phòng Kế hoạch và Đầu tư cấp huyện.

g) Chủ thể thành lập

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài (đáp ứng các điều kiện về hành vi thương mại của pháp luật Việt Nam)
  • Hộ kinh doanh: công dân Việt Nam đủ 18 tuổi.

h) Hoạt động kinh doanh

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: được phép kinh doanh xuất - nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
  • Hộ kinh doanh: không được phép.

i) Thủ tục chấm dứt hoạt động

  • Doanh Nghiệp Tư Nhân: theo luật doanh nghiệp về thủ tục giải thể hoặc phá sản.
  • Hộ kinh doanh: chỉ cần nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh tại nơi đăng ký thành lập.

4. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể uy tín tại tphcm. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng từ những vấn đề pháp lý ban đầu cho đến quy trình thành lập và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể và các thủ tục sau khi cấp phép thành công nhằm đảm bảo tối đa mọi quyền lợi cho hộ kinh doanh.


Đến với Tân Thành Thịnh bạn hoàn toàn có thể an tâm, chúng tôi cam kết 100% hỗ trợ doanh nghiệp tư vấn và đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể thành công 100% đúng quy định pháp luật, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Đội ngũ nhân sự chuyên môn cao sẽ trực tiếp tư vấn, soạn thảo hồ sơ và đại diện hộ kinh doanh làm việc với các cơ quan ban ngành một cách sát sao nhất để giúp hộ kinh doanh nhanh chóng đi vào ổn định và hoạt động kinh doanh.

Nếu bạn có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh cá thể? Bạn đang gặp khó khăn về các vấn đề thủ tục, pháp lý thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành  Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé. Với hơn 17 năm kinh nghiệm hỗ trợ hơn 20.000 doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ từ nhiều ngành nghề khác nhau, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn.

4.1 Quy trình đăng ký hộ kinh doanh tại Tân Thành Thịnh

Đến với Tân Thành Thịnh, quý khách hàng hoàn toàn an tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp hộ kinh doanh nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển. Quy trình đăng ký hộ kinh doanh tại Tân Thành Thịnh như sau:

  • Tiếp nhận yêu cầu đăng ký hộ kinh doanh từ khách hàng.
  • Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý.
  • Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.
  • Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
  • Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
  • Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của hộ kinh doanh như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….
  • Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)

4.2 Mẫu giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến quý khách hàng mẫu giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể để có thể tham khảo và hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh nếu bạn là người trực tiếp đăng ký.

4.3 Chính sách, cam kết

Quý khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh tại Tân Thành Thịnh bởi:

  • Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Trên đây là bài viết về hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không, hi vọng với những thông tin trên sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp.

Nếu bạn còn thắc mắc gì những vấn đề trên hay đang tìm kiếm một đơn vị thành lập công ty uy tín vui lòng liên hệ trực tiếp Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Với kinh nghiệm hơn 17 năm trong lĩnh vực kế toán, thuế doanh nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

>> Các bạn xem thêm mô hình kinh doanh rau sạch

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ VP TPHCM: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • Địa chỉ VP tại Phú Quốc: Tổ 1, Ấp Đường Bào, Xã Dương Tơ, Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
  • SĐT: 028 3985 8888 | Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

Biên tập: Hong Le

BÀI VIẾT LIÊN QUAN