Trang chủ

Thể dục thẩm mỹ

Thời trang

Thương hiệu DN

Tôn lợp

Vật liệu XD

Bao bì

Phong thủy

Tin tổng hợp

Liên hệ

Đăng tin

Tin Mới
Thursday, 28/03/2024 |

Khu công nghiệp

5.0/5 (1 votes)

Khái niệm khu công nghiệp là gì? Quy định về khu công nghiệp, có các loại hình khu công nghiệp nào? Vai trò của khu công nghiệp như thế nào? Hãy cùng Kết Nối Thương Hiệu tìm hiểu nhé.

Khu công nghiệp

1. Khu công nghiệp là gì?

Khu công nghiệp được định nghĩa là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định Theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.

Tại Việt Nam hiện nay, tính đến cuối tháng 3/2020 thì có 335 khu công nghiệp lớn, nhỏ trên khắp cả nước. Trong đó có 260 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và tỷ lệ lấp đầy đạt 75,7%. Giải quyết tốt việc sản xuất, chế biến hàng hóa, dịch vụ cũng như việc làm cho rất nhiều người lao động

Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái.

1.1 Khu công nghiệp chế xuất

Khu công nghiệp chế xuất là khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lí xác định, do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập.

Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập, tổ chức hoạt động theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của pháp luật. Trong khu chế xuất không có dân cư sinh sống.

1.2 Khu công nghiệp hỗ trợ

Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỉ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề của khu công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp.

Điều 34. Mục tiêu phát triển khu công nghiệp hỗ trợ

  1. Phát triển khu công nghiệp hỗ trợ nhằm cụ thể hóa và thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triên các ngành công nghiẹp trọng đieni, cong nghiẹp ho trợ trong từng thời kỳ.
  2. Hình thành liên kết sản xuất giữa các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; đổi mới cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài; chuyển giao công nghệ, kỹ năng sản xuất tiên tiên, hiện đại thông qua hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Điều 35. Chính sách khuyến khích phát triển khu công nghiệp hỗ trợ

  1. Đối với dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ, bao gồm phân khu công nghiệp hỗ trợ:
  2. Được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định pháp luật về đất đai; cho thuê đất trong thời hạn không quá 70 năm;
  3. Ưu tiên vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, nguồn vốn ưu đãi ODA cho vay lại, xem xét cấp bảo lãnh của Chính phủ để huy động vốn ngoài nước và thực hiện các hình thức huy động vốn hợp pháp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, tín dụng và pháp luật có liên quan;
  4. Được đưa vào danh mục dự án trọng điểm quốc gia để kêu gọi đối tác họp tác đầu tư.
  5. Đối với dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong khu công nghiệp hỗ trợ:
  6. Được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các hỗ trợ khác theo quy định pháp luật về thuế, phát triển công nghiệp hỗ trợ và pháp luật khác có liên quan;
  7. Trường hợp sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo quy định pháp luật về phát triển công nghiẹp hỗ trợ, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện thủ tục xác nhận ưu đãi trong thời gian tối đa là 30 ngày;
  8. Ưu tiên tham gia các chương trình đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ ừợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các chương trình khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
  9. Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ, phân khu công nghiệp hỗ trợ được áp dụng un đãi theo quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện:
  10. Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp xác định cụ thể các ngành, nghề công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên thu hút đầu tư vào khu công nghiệp theo quy định của Chính phủ về các ngành, nghề công nghiệp hỗ trợ;
  11. Tỷ lệ diện tích đất cồng nghiệp cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê trong khu công nghiệp;
  12. Nội dung quy định tại điểm a, điểm b khoản này và loại hình khu công nghiệp hỗ trạ được nhà đầu tư cam kêt cụ thê trong hồ sơ dự án đâu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Cơ quan có thẩm quyền quy định loại hình khu công nghiệp hỗ trợ trong quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư trong trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất đã có hạ tầng trong khu công nghiệp hỗ trợ được hưởng các ưu đãi áp dụng đối với đầu tư vào khu công nghiệp, ưu đãi áp dụng theo địa bàn và ngành, nghề theo qui định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ về thủ tục hành chính, tư vấn kĩ thuật, xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin hợp tác đầu tư theo qui định. (Theo Nghị định Số: 82/2018/NĐ-CP)

1.3 Khu công nghiệp đô thị dịch vụ

Điều 36. Mục tiêu phát triển khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ

  1. Hình thành khu vực đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, gắn kết giữa phát triển khu công nghiệp với quá trình đô thị hóa tại các địa phương.
  2. Giải quyết vấn đề nhà ở, công trình vãn hóa, thể thao và các tiện ích xã hội khác đảm bảo cuộc sống của công nhân trong khu công nghiệp, phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững.
  3. Góp phần phân bố dân cư hợp lý tại các địa bàn trọng điểm tập trung nhiều khu công nghiệp, phát triển các khu đô thị mới với hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ.
  4. Hình thành khu vực công nghiệp, đô thị, dịch vụ với môi trường sinh sống, làm việc hiện đại, đầy đủ tiện nghi, tiện ích cho người dân, người lao động; hướng tới phát triển thành các thành phố công nghiệp, đô thị thông minh đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Điều 37. Trình tự, thủ tục quy hoạch khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ

  1. Trình tự, thủ tục điều chỉnh, bổ sung khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp và thành lập khu công nghiệp đô thị - dịch vụ thực hiện theo trình tự, thủ tục điêu chỉnh, bô sung quy hoạch phát triên khu công nghiệp và thành lập khu công nghiệp quy định tại Nghị định này.
  2. Ngoài các nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định này, hồ sơ điều chỉnh, bổ sung khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ trong quy hoạch phát triên khu công nghiệp, bổ sung một số nội dung sau:
  3. Quy mô, diện tích, cơ cấu sử dụng đất dự kiến của từng khu chức năng công nghiệp, đô thị, dịch vụ; đánh giá sự phù hợp giữa nhu cầu cung câp dịch vụ tiện ích xã hội của khu công nghiệp và quy mô khu đô thị - dịch vụ;
  4. Sự phù họp của từng khu chức năng với các quy hoạch có liên quan. 

Điều 38. Trình tự, thủ tục đầu tư khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ

  1. Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ có thể có một nhà đầu tư hoặc nhiều nhà đầu tư khác nhau thực hiện đầu tư phát triển toàn bộ kết cấu hạ tâng khu công nghiệp và các khu chức năng.
  2. Trường hợp đàu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị
  3. dịch vụ trong một dự án tổng thể, nhà đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp quy định tại pháp luật về đàu tư.
  4. Khu chức năng đô thị - dịch vụ chỉ được triển khai đồng thời hoặc sau khi hoàn thành đầu tư xây đựng các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng cơ bản của khu công nghiệp.
  5. Các nhà đầu tư của các khu chức năng có trách nhiệm phối hợp để đảm bảo tính kết nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật; các khu chức năng đô thi - dịch vụ phải hỗ trợ cung cấp dịch vụ hạ tầng xã hội cho công nhân ừong khu công nghiệp.
  6. Sau khi hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư và Nghị định này, việc triển khai xây dựng, quản lý các phân khu chức năng trong khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng với các khu chức năng.

Điều 39. Ưu đãi đầu tirvào khu công nghiệp “ đô thị - dịch vụ

  1. Nhà đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ cần hạch toán độc lập các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các khu chức năng.
  2. Các khu chức năng được hưởng ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền thuê đất và các ưu đãi đầu tư khác theo quy định tương ứng với các khu chức năng tại pháp luật về thuế, đất đai và pháp luật khác có liên quan.
  3. Nhà đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp của khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được hưởng các ưu đãi đầu tư đoi với khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định này. Nhà đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu chức năng khác của khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật tương ứng với các khu chức năng.

1.4 Khu công nghiệp sinh thái

Khu công nghiệp sinh thái là một cộng đồng doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ nằm ở cùng một địa điểm. Các doanh nghiệp thành viên tìm cách nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội thông qua sự cộng tác về quản lý các vấn đề môi trường và tài nguyên.

Điều 40. Mục tiêu phát triển khu công nghiệp sinh tháỉ

  • Nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp trong khu công nghiệp thông qua việc áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng hiêu quả tài nguyên và xây dựng mối liên kết cộng sinh công nghiệp.
  • Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong và xung quanh khu công nghiệp thông qua việc giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm và chất thải, khuyến khích sử dụng công nghệ sạch, các phương pháp sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường.
  • Hình thành cộng đồng doanh nghiệp trong khu công nghiệp có sức canh tranh trên thị trường, bảo vệ và phát triển môi trường sống cho cộng đồng xung quanh khu công nghiệp, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vũng.

Điều 41. Chính sách khuyến khích phát triển khu công nghiệp sinh thái

  1. Khuyến khích nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và xã hội, cung cấp dịch vụ hạ tầng khu công nghiệp với chất lượng cao, kết nối, hỗ ừợ doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp để chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái.
  2. Khuyến khích doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cải tiến quy trình quản lý và vận hành, đổi mới và ứng dụng công nghệ theo hướng sản xuất sạch hơn, giảm các nguồn gây ô nhiễm, tái sử dụng chât thải và phê liệu, sử dụng hiệu quả tài nguyên.
  3. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được khuyến khích hợp tác với nhau hoặc với bên thứ ba để sử dụng hoặc được cung cấp chung hạ tầng dịch vụ, nguyên phụ liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất; được phép tái sử dụng chất thải, phế liệu và năng lượng dư thừa của minh và của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
  4. Việc xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái được thực hiện thông qua quy hoạch, bố trí hợp lý các phân khu chức năng thu hút các doanh nghiệp có ngành, nghề tương đồng hoặc hỗ trợ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp.
  5. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế giao một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban quản lý hoặc một đơn vị phù họp thực hiện chức nang ho trợ cung cẩp thông tin cơ sở dữ liệu, kết nối doanh nghiệp thực hiện các liên kết cộng sinh cồng nghiệp.
  6. Các cơ quan, tổ chức và nhà đầu tư được khuyến khích xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sử dụng hiệu quả tài nguyên trong khu công nghiệp đê hỗ trợ và kết nối doanh nghiệp thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp.

Điều 42. Tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái

  1. Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật về sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và lao động; khuyến khích nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và môi trường theo các tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phù hợp.
  2. Nhà đầu tư phát triển hạ tầng kết cấu khu công nghiệp cung cấp đầy đủ các dịch vụ cơ bản trong khu công nghiệp theo quy định pháp luật, bao gồm: Dịch vụ hạ tầng thiết yếu (điện, nước, thông tin, phòng cháy, chữa cháy...) và các dịch vụ liên quan.
  3. Tối thiểu 90% doanh nghiệp trong khu công nghiệp có nhận thức về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn và tối thiểu 20% doanh nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý và công nghệ sản xuất để giảm chất thải, chất gây ô nhiễm, tái sử dụng chất thải và phế liệu.
  4. Dành tối thiểu 25% diện tích đất khu công nghiệp cho các công trình cây xanh, giao thông, các hạ tầng dịch vụ dùng chung theo quy chuẩn xây dựng của Bộ Xây dựng.
  5. Thực hiện ít nhất 01 liên kết cộng sinh công nghiệp và ít nhất 10% tổng số doanh nghiệp trong khu công nghiệp có kế hoạch tham gia các liên kết cộng sinh công nghiệp.
  6.  Có giải pháp đảm bảo nhà ở và các công trình xã hội, văn hóa và thể thao cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
  7. Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có cơ chế phối hợp thực hiện giám sát đầu vào và đầu ra của khu công nghiệp về sử dụng năng lượng, nước, các vật liệu sản xuất thiết yếu, quản lý hóa chất độc hại; lập báo cáo định kỳ hàng năm về các kết quả đạt được trong hoạt động hiệu quả tài nguyên và giám sát phát thải của khu công nghiệp, báo cáo Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương.
  8. Hàng năm, nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện công bố báo cáo thực hiện bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và các đóng góp cho cộng đồng xung quanh khu công nghiệp tới Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương và đăng trên website của doanh nghiệp.

2. Quy định về khu công nghiệp

Theo Nghị định số 82/2018/NĐCP quy định về khu công nghiệp và khu kinh tế

Điều 3. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp

  1. Căn cứ chiến ỉược phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và ủy ban nhân dân tinh, thành phô trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân câp tỉnh) có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát trìên khu công nghiệp.
  2. Quy hoạch khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế được tổng hợp vào Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp khu công nghiệp đã nằm trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì không phải thực hiện thủ tục bổ sung khu công nghiệp vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp.
  3. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt là căn cứ để xem xét việc đầu tư, thành lập, mở rộng khu công nghiệp; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của khu công nghiệp. 

Điều 4. Trình tự quy hoạch, thành lập, mở rộng khu công nghiệp

  1. Hồ sơ, thủ tục điều chỉnh quy hoạch, bổ sung khu công nghiệp vào quỵ hoạch phát triển khu công nghiệp theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này.
  1. Trường hợp điều chỉnh, bổ sưng quy hoạch khu công nghiệp nằm trong khu kinh tê thì thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo quy định pháp luật về xây dựng.
  1. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, bao gồm cả khu công nghiệp trong khu kinh tế thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư, trừ các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công thực hiên theo quy định pháp luật vê đâu tư công.
  2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện theo pháp luật đầu tư.
  3. ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định thành lập khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. 

Điều 5. Điều kiện bổ sung khu công nghỉệp mói, khu công nghiêp mở rộng vào quy hoạch phát triên khu công nghiệp

  1. Đối với trường hợp bổ sung quy hoạch khu công nghiệp mới, tổng diện tích đât công nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuê đất, thuê lại đất đạt tối thiểu 60%.
  2. Đối với trường hợp bổ sung quy hoạch khu công nghiệp mở rộng trên cơ sở khu công nghiệp đã được hình thành trước đó, phải đáp ứng các điều kiện sau:
  3. Khu công nghiệp đã được hình thành trước đó phải có diện tích đất công nghiệp đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuê đất, thuê lại đất đạt tối thiểu 60% tồng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp đó và đã xây dựng, đưa vào sử dụng công trình xử lý nước thải tập trung theo quy định tại pháp luật về môi trường;
  4. Khu công nghiệp mở rộng có khả năng kết nối hạ tầng với khu công nghiệp đã được hình thành trước đó.
  5. Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
  6. Có các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển khu công nghiệp với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội, văn hóa, thê thao phục vụ công nhân làm việc trong khu công nghiệp.
  7. Có đủ điều kiện để phát triển khu công nghiệp gồm:
  8. Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các khu công nghiệp;
  9. Có khả năng thu hút vốn đàu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
  10. Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.
  11. Đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môì trường, tài nguyên thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thăng cảnh.
  12. Các trường họp bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp sau đây không áp dụng cac điều kiện về ty lệ lấp đầy khu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này:
  13. Điều chỉnh, thay đổi vị trí quy hoạch khu công nghiệp đã nằm trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp nhưng không làm tăng diện tích khu công nghiệp đó;
  14. Điều chỉnh quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn nhưng không làm tăng tổng diện tích đất quy hoạch khu công nghiệp của địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Tổng hợp các khu công nghiệp lớn tại TPHCM

Kênh kết nối thương hiệu xin được chia sẽ với các bạn thông tin các khu công nghiệp lớn tại TPHCM. 

3.1 Khu công nghiệp tân tạo

Khu công nghiệp Tân Tạo được xây dựng năm 1996, tại thời điểm này, đây là một trong 10 khu công nghiệp quy mô lớn nhất tại Tp. HCM và có tác động lớn đến kinh tế công nghiệp thành phố. 

Xây dựng cùng thời điểm với khu công nghiệp Hiệp Phước, dù có quy mô nhỏ hơn nhưng khu công nghiệp Tân Tạo lại không kém phần thu hút doanh nghiệp nhờ vị trí giao thông thuận tiện kết nối và được hưởng nhiều chính sách của thành phố khi đẩy mạnh kinh tế khu vực Tây Bắc Tp. HCM.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITACO). Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Tân Tạo (ITACO), tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Kinh doanh Cơ sở hạ tầng Khu Công Nghiệp tập trung Tân Tạo, được thành lập vào 04/12/1996 .

Ngày 15/07/2002 Công ty hoạt động theo mô hình cổ phần. Ngày 30/6/2007, chính thức trở thành tập đoàn Đầu tư Tân Tạo - ITA Group với số vốn điều lệ 600 tỷ đồng.

Hiện Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo là một trong 9 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam [2] được chọn gia nhập chỉ số chứng khoán Russell Global Index và là một trong 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn và tính thanh khoản tốt nhất Việt Nam hiện nay được lựa chọn tính toán trong chỉ số S&P Vietnam 10 Index.

a) Vị trí khu công nghiệp Tân Tạo

  • Địa chỉ chính xác: phường Tân Tạo A, quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
  • Chỉ cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 12km, khu vực hạ tầng giao thong hoàn chỉnh. Có thể xem đây là dự án khu công nghiệp có điều kiện giao thông thuận tiện bậc nhất của vùng công nghiệp mũi nhọn phía Nam.
  • Nằm trên trục lộ nối liền các tỉnh miền Tây Nam Bộ
  • Kết nối đường Xuyên Á thông thương các tỉnh miền Đông Nam Bộ
  • Cách Cảng Sài Gòn là 15 km
  • Cách sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất 12 Km
  • Cách gua Sài Gòn 14km

KCN Tân Tạo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cho khu vực thuộc ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển trung tâm Công nghiệp và Thương mại của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

b) Quy mô khu công nghiệp Tân Tạo

  • Tổng diện tích đất khu công nghiệp: 343,9ha. Trong đó được chia thành 02 giai đoạn:

KCN Tân Tạo Hiện Hữu là 161,35ha được thành lập theo Quyết định 906/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 30/11/1996 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Tân Tạo, huyện Bình Chánh, TP.HCM, Quyết định điều chỉnh 1566/QĐ-UBND ngày 01/04/2013

KCN Tân Tạo Mở Rộng 182,55 ha được thành lập theo Quyết định 473/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 12/05/2000 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu Công Nghiệp Tân Tạo Mở Rộng, TP.HCM, Quyết định điều chỉnh số 1512/QĐ-UBND ngày 04/04/2008 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố

  • Tổng diện tích đất công nghiệp còn trống sẵn sàng cho thuê: 19,41ha (KCN Hiện Hữu: 3,68, KCN Mở Rộng: 15,73 ha)
  • Tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp: KCN Hiện Hữu: 97,14 % , KCN Mở Rộng: 78,02%

Thông tin chủ đầu tư

  • Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITACO)
  • Địa chỉ: Lô 16, đường số 2, Khu công nghiệp Tân Tạo, P. Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP.HCM
  • Tel: (08) 37505171/2/3/4-37508235/6
  • E-Mail: nqvinh@itagroup-vn.com 

Nhờ mở rộng quy mô nên đất khu công nghiệp thuộc KCN Tân Tạo cho thuê hiện vẫn còn tương đối nhiều. Đồng thời, nhờ khu công nghiệp đã đi vào hoạt động từ lâu năm nên ban quản lý và chủ đầu tư có nhiều chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp. 

Ngoài ra, nhiều cụm công nghiệp và khu công nghiệp hỗ trợ tại Tp. HCM và tỉnh Bình Dương đang là cơ sở đầu vào lý tưởng cho các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Tân Tạo phát triển.

3.2 Khu công nghiệp Tân Bình

Khu công nghiệp Tân Bình chính thức được thành lập với quy mô ban đầu là 178,63 ha và dự án khu dân cư phụ trợ KCN TB với quy mô 71,14 ha, ngày 1/2/1997. “KCN Tân Bình phải có cơ sở hạ tầng đồng bộ và đầy đủ các tiện ích phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư” – Ông Nguyễn Minh Tâm- Chủ Tịch HĐQT công ty đã chỉ đạo.

Với những thế mạnh đặc biệt cùng chiến lược đầu tư đúng đắn, Tanimex đã biến một vùng đất nông nghiệp cằn cỗi trở thành một KCN hiện đại và thân thiện với môi trường, thu hút gần 100 nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư khoảng 64 triệu USD và trên 1.640 tỷ đồng, đem lại công ăn việc làm cho hơn 25.000 lao động, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương và TPHCM. 

Để có được kết quả ấn tượng đó, tầm nhìn chiến lược được thể hiện ngay từ khâu quy hoạch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nội bộ được kết nối tốt với hạ tầng bên ngoài KCN, tạo mọi sự thuận lợi cho DN đến đầu tư đồng thời công tác duy tu bảo dưỡng hạ tầng luôn được chú trọng. 

Song song với đất công nghiệp cho thuê, hệ thống nhà xưởng cho thuê của Khu công nghiệp được xây dựng với thiết kế hợp lý, cung cấp cho khách hàng sự chọn lựa tốt nhất.

  

a) Thông tin khu công nghiệp Tân Bình

  • Tên khu công nghiệp(IP)/ Khu chế xuất (EPZ):  Khu kinh tế (EZ)
  • Khu Công nghiệp Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh
  • Địa điểm : Phường Tây Thạnh, quận Tân Phú và phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân – Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thời gian hoạt động của các KCN: 50 năm
  • Thời điểm thành lập: Năm 1997

b) Đặc điểm khu công nghiệp (Features of IP)

  • Loại hình khu công nghiệp (đa ngành hoặc chuyên ngành, ưu tiên thu hút đầu tư)
  • Đa ngành

Tổng diện tích đất khu công nghiệp  (ha)

Diện tích đất quy hoạch toàn khu  : 128,70 ha;

  • Khu công nghiệp Tân Bình (2008) : 105,95 ha
  • Khu công nghiệp Tân Bình mở rộng :    22,75 ha

Quy mô nhà xưởng công nghiệp/ nhà máy trong khu công nghiệp

Diện tích toàn khu : 100,09 ha;

  • Khu công nghiệp Tân Bình :   82,96 ha
  • Khu công nghiệp Tân Bình mở rộng  :    17,13 ha

CÔNG TY CỔ PHẦN KCN TÂN BÌNH

Địa chỉ: Xã Tân Bình, Huyện Bắc Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Tel: (0650) – 6 566 668 / 3 687 888 - Fax: (0650) – 3 687 888

Email: tanbinh@tanbinhip.com - Website: http://www.tanbinhip.com

- Do 3 Cổ đông lớn góp vốn thành lập:

+ Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa: 80%

+ Công ty Cổ phần KCN Nam Tân Uyên: 15%

+ Công ty TNHH Đức Việt: 5%

2.3 Khu công nghiệp Vĩnh Lộc

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc đang có tốc độ phát triển nhanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Không chỉ mở rộng diện tích các dự án đã có sẵn, tính đến năm 2020 khu công nghiệp Vĩnh Lộc đã có 04 cơ sở.

Mở đầu với dự án khu công nghiệp Vĩnh Lộc tại huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh, khu công nghiệp đã tạo được sức hút lớn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn và vùng công nghiệp. Với lợi thế nằm nay trung tâm công nghiệp có tốc độ phát triển bậc nhất cả nước, khu công nghiệp Vĩnh Lộc còn được ưu ái bởi hàng loạt cụm công nghiệp phát triển lân cận hỗ trợ hiệu quả về đầu vào.

Đầu tư mạnh vào hạ tầng khu công nghiệp, đất khu công nghiệp có giá thuê hợp lý và đa dạng về ngành nghề, hiện tất cả các cơ sở thuộc hệ thống khu công nghiệp Vĩnh Lộc đều có tỷ lệ lấp đầy tương đối cao.

  

Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO (ITACO)

  • Địa chỉ:Lô 16, đường số 2, KCN Tân Tạo, P. Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP.HCM.
  • Tel. (08) 37505171/2/3/4-37508235/6  
  • E-Mail: nqvinh@itagroup-vn.com
  • Đầu mối liên hệ : Mr Nguyễn Quang Vinh

a) Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 1

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc mở rộng - Tp. Hồ chí Minh

  • Vị trí: ấp 5 và ấp 6 thuộc xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh
  • Cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 15km, cách cảng Sài Gòn 17km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 8km, cách Ga Sài Gòn 15km)
  • Chủ đầu tư: Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn
  • Tổng diện tích quy hoạch: 56,0614 ha
  • Tổng vốn đầu tư dự kiến: 250 tỷ đồng

Đến nay đã thu hút trên 100 doanh nghiệp đầu tư với diện tích đất cho thuê đạt gần 100% quỹ đất cho thuê.

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc mở rộng là một khu công nghiệp tập trung với các loại hình công nghiệp giống tính chất KCN Vĩnh Lộc hiện hữu là các loại hình công nghiệp – TTCN không gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi cho phép mức độ cấp IV, cấp V.

b) Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 thuộc huyện Bến Lức – tỉnh Long An nằm trên Quốc lộ 1A là nơi tiếp giáp giữa tỉnh Long An và phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Quy mô: 561,5ha, giai đoạn 1 là 259,8ha, giai đoạn 2 là 301,7ha (khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 (giai đoạn 1) nằm tại xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An)
  • Tổng vốn đầu tư dự kiến: 660 tỷ đồng

Các ngành khuyến khích đầu tư:

  • Công nghiệp chế biến nông sản, hải sản: chế biến lương thực, tôm, các hải sản đông lạnh, chế biến thịt, trái cây… lấy mục tiêu chế biến xuất khẩu làm định hướng ưu tiên.
  • Công nghiệp kỹ thuật cao: lắp ráp linh kiện điện tử, thiết bị nghe nhìn,…
  • Công nghiệp chế biến các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp: phân bón; thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi tôm; chế tạo cơ khí máy móc, nông ngư cụ,…
  • Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu may mặc, giày dép, đồ dùng gia đình, đồ nhựa, xà phòng, mỹ phẩm,…
  • Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: tấm lợp, gạch men, vật liệu trang trí nội thất, khung, cấu kiện, tấm bao che, tấm lợp,…

c) Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3 - Tp. Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh
  • Diện tích khu quy hoạch: 210,3ha
  • Tổng vốn đầu tư dự kiến: 550 tỷ đồng 
  • Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3 chú trọng vào các loại hình công nghiệp sạch, công nghiệp không gây ô nhiễm nguồn nước. Về ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi cho phép mức độ cấp IV và V.

d) Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 4

Hiện tại, các cơ sở thuộc hệ thống khu công nghiệp Vĩnh Lộc vẫn đang còn đất cho các doanh nghiệp thuê. Để biết chi tiết giá và hỗ trợ xem vị trí, anh/chị hãy sớm liên hệ với ban quản lý dự án khu công nghiệp Vĩnh Lộc.

  • Cách trung tâm thành phố : 15 Km
  • Cách sân bay Tân Sơn Nhất : 8 Km
  • Cách cảng Sài Gòn : 17 Km
  • Cách Trung tâm Quận 5 : 12 Km

Diện tích:

  • Tổng diện tích Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc : 204ha
  • Quĩ đất cho thuê :120ha
  • Đất xây dựng khu trung tâm và dịch vụ : 5,76ha
  • Đất xây dựng kho bãi : 17,45ha
  • Đất xây dựng đường giao thông : 32,50ha
  • Đất trồng cây xanh : 21,58ha
  • Đất xử lý kỹ thuật : 9,71ha

Loại hình kinh doanh:

  • Cho thuê nền đất để xây dựng nhà xưởng sản xuất.
  • Cho thuê nhà xưởng xây dựng sẵn.
  • Cho thuê kho bãi, văn phòng và các dịch vụ khác.

Cung cấp các dịch vụ:

  • Thiết kế, thi công nhà xưởng và công trình phụ trợ trong Khu công nghiệp.
  • Cung cấp lao động sản xuất và nhu cầu khác.
  • Thực hiện dự án đầu tư, các hồ sơ xin cấp phép đầu tư.
  • Làm thủ tục Xuất - Nhập khẩu, giao nhận ngoạ thương.
  • Phục vụ xuất ăn công nghiệp, trung tâm Thể dục thể thao vui chơi giải trí, siêu thị, cây xăng và Cửa hàng Vật liệu xây dựng.

Các lĩnh vực thu hút đầu tư:

  • Công nghiệp cơ khí chế tạo.
  • Công nghiệp sản xuất đồ điện gia dụng, điện tử, điện lạnh,..
  • Công nghiệp chế biến thực phẩm hải sản,
  • Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.
  • Công nghiệp gốm sứ, thủy tinh.
  • Các ngành nghề khác không ô nhiễm hoặc ô nhiễm nhẹ.

Liên hệ:

  • Địa chỉ: Nguyễn Thị Tú, Phường Bình Hưng Hòa.B, Quận Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 765 0315 - 765 0946.
  • Fax: 765 0303
  • Email: kcn@saigonnet.vn

>> Các bạn xem thêm hệ thống bách hóa xanh

Biên tập: khoatrinh

TIN TỨC LIÊN QUAN